Chung tay hành động vì nguồn năng lượng bền vững 

Theo dự báo, đến năm 2030, thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu năng lượng trầm trọng và phải cần khoảng 10,5 nghìn tỷ euro đầu tư cho ngành này. Vì vậy, việc sử dụng năng lượng hiệu quả, thân thiện với môi trường để đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, thực hiện được điều này không đơn giản.

Thực trạng về nhu cầu năng lượng hiện nay 

Với tốc độ tiêu thụ năng lượng hiện tại thì nguồn năng lượng truyền thống của thế giới được dự báo sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt. Theo dự báo, đến năm 2035 tiêu thụ năng lượng toàn cầu sẽ tăng 53%, và các doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới đang không ngừng nghiên cứu tìm nguồn năng lượng sạch. 

Vay mua thiết bị điện năng lượng mặt trời tại Sacombank | DAS

Nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng

Nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng

Cũng theo báo cáo của APEC, nếu không giảm cường độ sử dụng, nhu cầu năng lượng trong khu vực sẽ tăng tương đương với tăng trưởng kinh tế, tức là khoảng 225% cho đến năm 2035. Bên cạnh đó, hiện nay thói quen sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã làm tăng các mối quan tâm về môi trường. 

Việc đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra khoảng 21,3 tỷ tấn carbon dioxide hàng năm. Cacbon đioxit là một trong những khí nhà kính làm tăng lực phóng xạ và góp phần vào sự nóng lên toàn cầu, làm cho nhiệt độ trung bình bề mặt của Trái Đất tăng. Thế giới đang hướng tới sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo là một trong những cách giúp giải quyết vấn đề tăng nhu cầu năng lượng.

Thực trạng về việc sử dụng năng lượng tại Việt Nam

Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức về nguy cơ thiếu hụt năng lượng trong vòng một thập kỷ tới. Giai đoạn 2010-2020 có thể xuất hiện sự mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng nội địa, và Việt Nam chuyển từ nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu năng lượng, mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ngày một tăng.

 Bên cạnh đó, một nghiên cứu về hơn 190 quốc gia cho thấy Việt Nam đứng thứ 23 trong số các nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất đối với biến đổi khí hậu. Điều đó cho thấy tác động tiêu cực mà các vấn đề môi trường có thể gây ra đối với người thu nhập thấp và sinh kế của họ. Sự bất cân đối giữa cung và cầu năng lượng như hiện nay đang đe dọa trực tiếp đến nền kinh tế và xã hội.    

Hãy chung tay hành động trước khi các vấn đề nghiêm trọng hơn

Ở khía cạnh tích cực, năng lượng nói chung mang lại lợi ích về khí hậu, thúc đẩy an ninh năng lượng, cải thiện chất lượng không khí địa phương và sức khỏe con người. Từng loại năng lượng tái tạo cụ thể sẽ là một mũi tên trúng nhiều đích nhờ đa lợi ích cùng lúc. 

Tuy nhiên, phát triển năng lượng tái tạo rộng khắp có thể gây ra nhiều vướng mắc, nhất là khi không làm tốt các kế hoạch có liên quan. Thông thường, triển khai năng lượng tái tạo đòi hỏi một lượng lớn tài nguyên đất, dẫn đến phát sinh xung đột đất đai giữa chủ đầu tư với quyền lợi của người dân địa phương, quyền tự do tiếp cận các vùng đất hoang dã của dân chúng, và đôi khi với việc chăn nuôi và trồng trọt. 

Nhóm Năng lượng sạch

Hãy chung tay hành động trước khi các vấn đề nghiêm trọng hơn

Chính vì vậy việc hành động là vô cùng quan trọng. Hành động từ những việc nhỏ nhất, tự mỗi cá nhân tự ý thức. Nhiều người cùng hành động sẽ tạo nên mạng lưới liên kết mạnh mẽ để tạo nên những thay đổi tích cực và giá trị bền vững hơn trong việc sử dụng nguồn năng lượng. 

Năng lượng là 1 phần tất yếu trong nhu cầu cuộc sống. Tuy nhiên năng lượng không tồn tại mãi mãi. Nếu chúng ta không hành động năng lượng sẽ cạn kiệt khi mà mức cầu sử dụng ngày càng cao!



Trả lời

Translate »